BỤC TUY Ô THUỶ LỰC – ÉP TUY Ô
Hiện nay, các công ty, nhà thầu sử dụng các loại máy có hệ thống thuỷ lực (lật, xúc, múc, đào, máy ép thuỷ lực …) rất hay gặp hiện tượng bục tuy ô thuỷ lực. Dù cho các thiết bị này có trang bị các lõi lọc kích thước 10 – 15 µm nhưng đó chưa phải là tất cả.
Thông thường, việc bục tuy ô này sẽ xuất hiện ở trên các đầu cút, các vị trí tiếp xúc giữa ống và chi tiết máy mà không xuất hiện trên đường ống bởi vì các ống cao su có khả năng co dãn chịu áp lựcnên nếu áp lực quá lớn, hệ thống áp lực sẽ đổ dồn về vị trí chịu lực kém nhất.
Các thiệt hại từ việc bục tuy ô thuỷ lực:
– Hỏng tuy ô thuỷ lực, phải ép lại tuy ô
– Dầu thuỷ lực bị thất thoát do tuy ô bị thủng
– Máy ngừng hoạt động do hệ thống thuỷ lực đang gặp sự cố
– Làm chậm tiến độ công trình
Nguyên nhân của việc bục tuy ô thuỷ lực?
NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ ÁP LỰC LÀM VIỆC QUÁ LỚN
Nguyên nhân của áp lực quá lớn là do:
– Tắc van
– Tắc lọc
– Van xả áp đặt không đúng chế độ và định mức
– Tuy ô kém chất lượng, xuống cấp…
Giải quyết vấn đề trên như thế nào?
thay lại các đầu cút bằng các đầu cút chịu lực tốt hơn hoặc
thay đường ống nhiều lớp hơn, chịu lực cao
– Van xả áp: đặt lại chế độ cho phù hợp
chỉ là giải pháp tạm thời (không triệt để)
– Tắc van và tắc lọc: Tắc van + lọc là do các bụi, cặn hoặc nước do quá trình làm việc + môi trường làm việc gây ra, để chống tắc van + lọc thì dầu phải sạch => làm sạch dầu
=> MÁY LỌC DẦU
– Lọc cặn kích thước 5µm (sản xuất theo tiêu chuẩn về độ sạch của dầu NAS 1638)
– Lọc sạch nước trong dầu
Sử dụng máy lọc dầu giúp
– Tái sử dụng được dầu nhớt
– Kéo dài tuổi thọ dầu
– Giảm hiện tượng bục tuy ô
– Tiết kiệm chi phí thay dầu và máy móc.